Dịch Vụ Xét nghiệm Suy Thận Tại Nhà

Dịch Vụ Xét nghiệm Suy Thận Tại Nhà

Bệnh thận mạn (CKD) trước đây được biết đến với tên gọi “suy thận”, là tình trạng thận bị tổn thương về mặt cấu trúc và chức năng, kéo dài từ 3 tháng trở lên. Bệnh có 5 giai đoạn, liên tục tiến triển, không dừng lại. Phát hiện sớm CKD là rất quan trọng để quản lý tình trạng và làm chậm sự tiến triển của nó. Vậy xét nghiệm gì để biết suy thận?

Tại sao cần làm xét nghiệm để chẩn đoán suy thận?

Cần làm xét nghiệm để chẩn đoán suy thận tại vì bệnh thận mạn là bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhu cầu lọc máu suốt đời. Trong khi đó, bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm. Trong giai đoạn đầu, chức năng thận có thể suy giảm đáng kể mà không có các triệu chứng rõ rệt. Người bệnh có thể cảm thấy họ vẫn khỏe mạnh và không biết rằng thận đang mất dần chức năng cho đến các giai đoạn muộn hơn, như bệnh thận mạn giai đoạn 3, khi chức năng thận đã suy giảm khoảng 50%.

Xét nghiệm chẩn đoán suy thận có thể phát hiện những thay đổi thầm lặng này trước khi xảy ra các tổn thương vĩnh viễn về mặt cấu trúc và chức năng thận. Khi các triệu suy thận chứng xuất hiện, chúng có thể mơ hồ và dễ bị nhầm với tình trạng khác (ví dụ: mệt mỏi, sưng phù).

Xét nghiệm giúp xác nhận xem các triệu chứng này có liên quan đến các vấn đề về thận hay không. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, các bác sĩ thực hiện các chiến lược điều trị làm chậm sự tiến triển của bệnh, quản lý các triệu chứng, biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Điều này có thể bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc và theo dõi cẩn thận.

Đối với người bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp bắt đầu có biến chứng trên thận. Biểu hiện đầu tiên của biến chứng này thường không có triệu chứng cơ năng hay thực thể nào, nghĩa là người bệnh không hề có cảm giác có thay đổi gì. Biến chứng đầu tiên này chỉ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu ghi nhận có tiểu đạm vi thể.

Nếu phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm này, có thể dùng thêm thuốc giúp người bệnh có thể quay về giai đoạn không có tiểu đạm, nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh thận mạn. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, một số thuốc có thể không dùng được nữa, làm việc điều bảo tồn chức năng thận trở nên khó khăn hơn.

Mặc khác, các xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh còn giúp xác định nguyên nhân hoặc các tình trạng khác nhau có thể dẫn đến bệnh thận mạn. Đối với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh thận, xét nghiệm thường xuyên là rất quan trọng để theo dõi chức năng thận theo thời gian, điều chỉnh kế hoạch điều trị khi cần thiết và phát hiện các biến chứng từ sớm.

Xét nghiệm gì để biết suy thận?

Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh là các chẩn đoán cận lâm sàng để phát hiện suy thận. Ngoài ra, các xét nghiệm này còn cần thiết để giúp xác định nguyên nhân cơ bản, giúp bác sĩ đưa ra chế độ điều trị và quản lý bệnh.

Nhóm xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi bệnh thận mạn tính (CKD) bằng cách đánh giá chức năng thận và xác định sớm các vấn đề tiềm ẩn, sử dụng chỉ số về mức độ creatinine và độ lọc cầu thận ước lượng (eGFR). Độ lọc cầu thận ước lượng (eGFR) là công thức tính toán, nhằm ước lượng độ lọc của cầu thận, dựa trên kết quả nồng độ creatinin trong máu, tuổi và giới tính, đôi khi là chủng tộc, của người bệnh. Chỉ số eGFR phản ánh chức năng lọc máu của thận. Nếu eGFR thấp (thường dưới 60 ml/phút/1,73 mét vuông) là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của bệnh thận mạn.

Creatinine là sản phẩm chất thải từ chuyển hóa cơ bắp. Thận khỏe mạnh lọc nó ra khỏi máu. Nồng độ creatinine tăng trong máu có thể chỉ ra chức năng thận bị suy yếu. Urê là cũng là sản phẩm chất thải khác được lọc bởi thận. Nồng độ urê cao cũng có thể gợi ý các vấn đề về thận, mặc dù nó có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như mất nước hoặc lượng protein nạp vào nhiều.

Nhóm xét nghiệm máu còn giúp phát hiện mất cân bằng điện giải. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của các chất điện giải như natri, kali, canxi và phốt pho. Xét nghiệm máu có thể cho thấy sự mất cân bằng các chất điện giải, điều thường xảy ra trong bệnh thận mạn, có thể dẫn đến các biến chứng hoặc thậm chí đe doạ tính mạng.

Ngoài ra, xét nghiệm máu có thể phát hiện thiếu máu (số lượng hồng cầu hoặc nồng độ Hemoglobin trong máu thấp) là đặc điểm phổ biến của bệnh thận mạn. Xét nghiệm xác định toan chuyển hóa, tức tình trạng pH máu giảm, hoặc giảm dự trữ kiềm trong máu, có thể xảy ra trong CKD.

Nhóm xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu thường được thực hiện nhất là tổng phân tích nước tiểu, đóng vai trò quan trọng trong cả phát hiện ban đầu và theo dõi liên tục trong bệnh thận mạn. Mặc dù xét nghiệm máu rất quan trọng để đo lường trực tiếp chức năng thận (như eGFR), xét nghiệm nước tiểu này cung cấp những chỉ số có giá trị về những gì thận bài tiết và có thể cung cấp những dấu hiệu của tổn thương thận. (2)

Vi albumin niệu hay thường được gọi là tiểu đạm vi thể là 1 trong những chỉ số sớm nhất và nhạy cảm nhất về tổn thương thận. Thận khỏe mạnh lọc các sản phẩm chất thải nhưng giữ lại các protein thiết yếu. Khi các đơn vị lọc (cầu thận) bị hỏng, protein có thể rò rỉ vào nước tiểu. Khi có lượng nhỏ protein trong nước tiểu (microalbumin niệu hay tiểu đạm vi thể) là dấu hiệu sớm nhất của bệnh thận mạn.

Xét nghiệm tỷ lệ albumin/creatinine niệu (ACR) đo lượng albumin trong nước tiểu so với mức độ bài tiết creatinin. Đây là xét nghiệm có độ nhạy cao, để phát hiện sớm tình trạng tiểu đạm so với xét nghiệm xét nghiệm khác, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và phân loại CKD. Dựa trên kết quả ACR, CKD được chia làm 3 cấp độ gồm: không tiểu đạm, tiểu đạm vi thể và tiểu đạm đại thể.

Tiểu máu (máu trong nước tiểu) là sự hiện diện của các tế bào hồng cầu trong nước tiểu, điều này cũng có thể chỉ ra tổn thương thận hoặc các vấn đề khác trong đường tiết niệu. Mặc dù tiểu máu có thể được gây ra bởi các yếu tố khác nhau, nhưng tiểu máu dai dẳng có thể là dấu hiệu sớm của các tổn thương ở thận.

Các chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh có vai trò quan trọng để chẩn đoán và theo dõi bệnh CKD bằng cách cung cấp hình ảnh giúp bác sĩ hình dung cấu trúc thận, xác định các bất thường và đánh giá chức năng thận, hỗ trợ phát hiện và quản lý sớm suy thận. Các xét nghiệm hình ảnh cung cấp cho bác sĩ các thông tin về:

  • Kích thước và hình dạng thận: siêu âm thận có thể cho biết thận có nhỏ hơn bình thường không, thường gặp ở bệnh thận mạn giai đoạn cuối, hoặc thận có hình dạng bất thường không. Siêu âm thận cũng giúp đánh giá sự phân biệt của vỏ thận và tuỷ thận. Sự phân biệt này thường không rõ khi bệnh thận mạn ở các giai đoạn sau (3B, 4 hoặc 5).
  • Xác định bất kỳ tắc nghẽn nào: các xét nghiệm hình ảnh như X-quang bụng đứng, siêu âm hoặc chụp CT có thể giúp xác định tắc nghẽn trong đường tiết niệu, như sỏi thận hoặc khối u, có thể góp phần gây ra các triệu chứng tương tự bệnh thận mạn.
  • Nang thận và u thận: siêu âm thận có thể phát hiện nang thận (túi chứa dịch) hoặc khối u bên trong thận, có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thận. Hình ảnh siêu âm có thể gợi ý cần chụp CT thận có thuốc cản quang để khảo sát rõ hơn về cấu trúc và phần nào chức năng thận.
  • Sẹo (xơ hóa): mặc dù không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy trực tiếp ở giai đoạn đầu, một số kỹ thuật chụp hình tiên tiến như chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cung cấp hình ảnh về tình trạng sẹo bên trong thận, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thận mạn.

Dấu hiệu cảnh báo suy thận thường gặp

Nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh thận mạn tính là điều tối quan trọng để nắm bắt cơ hội can thiệp và có khả năng thay đổi tiến trình của bệnh. Thông thường, CKD tiến triển âm thầm trong các giai đoạn ban đầu, nhiều trường hợp người bệnh có thể trải qua ít hoặc không có triệu chứng đáng chú ý. Tình trạng này dẫn đến chẩn đoán và điều trị bị trì hoãn tại thời điểm đó, khiến các tổn thương thận tiếp tục tiến triển và không thể điều trị phục hồi.

Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo suy thận có thể giúp thực hiện kịp thời các chiến lược quản lý, bao gồm sửa đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc, giúp làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận và chậm trễ hoặc thậm chí ngăn ngừa CKD tiến triển sang các giai đoạn xấu hơn.

Hơn nữa, nhận biết sớm cho phép quản lý chủ động các biến chứng liên quan như tăng huyết áp, thiếu máu và bệnh xương, cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể và giảm nguy cơ biến cố tim mạch. Hơn nữa, phát hiện sớm các bệnh thận mạn giúp cả bác sĩ lẫn người bệnh chủ động trong điều trị quản lý, tác động tích cực đến kết quả sức khỏe lâu dài và có khả năng tránh nhu cầu điều trị thay thế thận như lọc máu hoặc cấy ghép thận.

Chân, tay sưng phù

Chân, tay sưng phù là 1 dấu hiệu cảnh báo về bệnh thận mạn tính vì thận bị tổn thương không thể loại bỏ chất lỏng và natri dư thừa khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ chất lỏng và gây phù, hoặc sưng. Tình trạng mất albumin trong máu, khiến các mạch máu không thể giữ chất lỏng và khiến chúng có xu hướng rò rỉ vào các mô xung quanh.

Chân, tay sưng phù là biểu hiện trực tiếp và thường thấy của suy thận, là bằng chứng chỉ ra chức năng thận đang xấu đi. Sưng tay chân có thể xảy ra trước các triệu chứng rõ ràng khác. Trong giai đoạn đầu của CKD, các triệu chứng khác có thể không rõ ràng nhưng sưng, đặc biệt là ở chân và mắt cá chân, có thể là 1 trong những dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn với thận.

Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, thiếu ngủ

Mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn, sụt cân và thiếu ngủ là những dấu hiệu cảnh báo CKD vì chúng xuất phát từ sự tích tụ của các sản phẩm thải và mất cân bằng nội tiết tố xảy ra khi thận không hoạt động bình thường. Những triệu chứng này dường như chung chung, nhưng cũng có thể là những triệu chứng sớm về sự gián đoạn hệ thống gây ra bởi việc thận không lọc máu đúng công suất.

Đau lưng và đau vùng thận

Đau lưng là tình trạng rất phổ biến thường liên quan đến các vấn đề về cơ bắp hoặc xương. Tuy nhiên, khi bị đau lưng, đặc biệt là khi đi kèm với các đặc điểm cụ thể và các triệu chứng khác như kể trên, có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh thận mạn tính (CKD). Bản thân đau thận cũng là triệu chứng điển hình của bệnh thận mạn.

Hơi thở có mùi

Khi thận không thể lọc chất thải tốt, gây ure huyết cao. Điều đó có thể làm cho hơi thở có mùi. Mặc dù hơi thở có mùi không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cảnh báo CKD. Hơi thở có mùi thường liên quan đến vệ sinh răng miệng hoặc chế độ ăn uống, nhưng hôi miệng dai dẳng không cải thiện khi đánh răng hoặc nước súc miệng có thể cho thấy một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng hơn, bao gồm các vấn đề với thận.

Tăng huyết áp bất thường

Tăng huyết áp bất thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận mạn. Trên thực tế, giữa thận và huyết áp có mối quan hệ 2 chiều: huyết áp cao vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của CKD. Thận đóng vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp, thận khỏe mạnh giúp để duy trì huyết áp bình thường bằng cách điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, chúng có thể giữ được chất lỏng dư thừa, tăng thể tích máu và làm tăng huyết áp.

Thận còn sản xuất hormone giúp điều chỉnh huyết áp, như renin và angiotensin. Trong CKD, việc sản xuất và cân bằng của các hormone này có thể bị phá vỡ, thường dẫn đến tăng huyết áp. Mất cân bằng điện giải như natri và kali,… khi chức năng thận bị suy yếu có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong áp suất máu, góp phần tăng huyết áp.

Thói quen đi tiểu bị thay đổi

Những thay đổi trong thói quen đi tiểu thường là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất và đáng chú ý nhất về suy thận. Chức năng chính của thận là lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi thận bị tổn thương trong CKD, khả năng thực hiện chức năng quan trọng này bị suy yếu, dẫn đến sự thay đổi về thể tích, tần số và sự xuất hiện của bọt trong nước tiểu (tiểu đạm).

Những lưu ý cần biết khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng thận

Khi thực hiện xét nghiệm chức năng thận, đây là một số điều quan trọng cần ghi nhớ:

Tùy vào từng loại xét nghiệm cụ thể người bệnh được chỉ định, những gì cần chuẩn bị và các chỉ số thu thập được cũng khác nhau. Như:

  • Xét nghiệm máu: đo lường các chất trong máu bị ảnh hưởng bởi chức năng thận, như creatinin, urê máu (BUN), chất điện giải (natri, kali) và khoáng chất (phốt pho, canxi).
  • Xét nghiệm nước tiểu: phân tích nước tiểu để tìm kiếm sự hiện diện của các chất như protein (albumin), tế bào hồng cầu và creatinin. Xét nghiệm nước trong CKD thường là xét nghiệm nước tiểu 24 giờ, người bệnh cần thu thập mẫu nước tiểu theo hướng dẫn.
  • Tỷ lệ lọc cầu thận (eGFR): là thước đo chính của chức năng thận, được ước tính từ mức độ creatinin máu cùng với tuổi, giới tính và các yếu tố khác. Nó cho biết thận đang lọc chất thải tốt như thế nào.

Tùy vào từng loại xét nghiệm, người bệnh có thể cần chuẩn bị:

  • Nhịn ăn: một số xét nghiệm máu có thể yêu cầu phải nhịn ăn (không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước) trong vài giờ trước khi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết nếu cần phải nhịn ăn và nhịn trong bao lâu.
  • Bù nước: đối với xét nghiệm nước tiểu, đặc biệt là xét nghiệm lấy mẫu 24 giờ, người bệnh có thể cần uống thêm nước để đảm bảo đủ lượng nước tiểu cho các mẫu thu thập.
  • Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng, vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chức năng thận. Người bệnh có thể cần tạm thời ngừng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm.
  • Nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi xét nghiệm nước tiểu, vì máu kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Dịch Vụ Xét nghiệm Suy Thận Tận Nhà giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Suy Thận tận nhà giá bao nhiêu là băn khoăn của rất nhiều khách hàng trước khi lựa chọn dịch vụ này. Medalab là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ Xét nghiệm Suy Thận tận nhà và là trợ lý sức khỏe cho mọi đối tượng khách hàng, tạo mối dây liên kết khách hàng tới bác sĩ và phòng khám/bệnh viện uy tín.

Tại Medalab các dịch vụ y tế luôn có mức giá niêm yết, công khai và CAM KẾT không phát sinh thêm chi phí khác. Giá gói Xét nghiệm Suy Thận tại nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng bệnh nhân cần thăm khám, khách hàng sử dụng gói thăm khám nào, vị trí nhà của bệnh nhân, loại xét nghiệm cần thực hiện giá dao động từ ... VNĐ tùy đối tượng, nhu cầu khám cơ bản hay chuyên sâu của khách hàng.

Trung Tâm Cung Cấp Dịch Vụ Xét nghiệm Suy Thận Tận Nhà

Hiện nay, Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medalab đã và đang xây dựng nhiều gói gói xét nghiệm sức khỏe tại nhà phù hợp trong đó có Dịch Vụ Xét nghiệm Suy Thận Tận Nhà với nhu cầu của nhiều người dân. Tại đây luôn muốn đem lại sức khỏe cũng như những trải nghiệm dịch vụ y tế tốt nhất cho khách hàng với nhiều tiện ích như:

Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medalab được trang bị các thiết bị và máy móc y tế hiện đại với các dịch vụ xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nhuộm mô, xét nghiệm nhiễm khuẩn, xét nghiệm siêu âm, xét nghiệm hình ảnh cho kết quả chính xác nhất.

Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123

Website: www.medalab.vn

Email: [email protected]

Lưu ý: các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA MEDALAB

Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123
Website: www.medalab.vn

Kết nối với Medalab

  • Hotline/Zalo: 0902.20.7989 - MEDALAB
  • Sales: 0933.14.8988 - Mr.Xuân
  • Laboratory: [email protected]
@Copyright 2024
@Bản quyền thuộc về Medalab | Cung cấp bởi SOPRO