Dịch vụ xét nghiệm

SIÊU ÂM

1. Siêu Âm là gì?

Siêu âm là một phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân. Đây là một phương pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn tuy nhiên cần có sự chỉ định và khuyến cáo từ bác sĩ.

Siêu âm được sử dụng để khảo sát nhiều bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể như: ổ bụng, sản khoa, tim mạch, phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp.... và hỗ trợ kỹ thuật cho các y học khác.

2. Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì khi Siêu Âm?

Việc chuẩn bị cho siêu âm phụ thuộc vào vị trí cần kiểm tra của người bệnh. Có một số loại siêu âm, người bệnh không cần chuẩn bị trước. Nhưng có một số loại, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm, nước uống hoặc nhịn tiểu vài giờ trước khi thực hiện siêu âm. Ví dụ nhiêu siêu âm túi mật, người bệnh cần nhịn ăn trước khi đi siêu âm.

Các bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi vì có thể sẽ phải cởi bỏ quần áo khi thực hiện siêu âm.

3. Quy trình thực hiện trong siêu âm

Bước 1: Sau khi người bệnh đã chuẩn bị sẵn sàng siêu âm, bác sĩ sẽ bôi lên vùng cần khảo sát một chất gel. Tác dụng của chất gel này giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể, hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da người bệnh.

Bước 2: Bác sĩ sử dụng đầu dò có chức năng vừa phát vừa thu sóng siêu âm tì sát vào da bệnh nhân và quét nó trên những vùng cơ thể cần khám. Quy trình thực hiện vô cùng nhẹ nhàng người bệnh sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu.

Bước 3: Kết thúc quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ lau sạch chất gel ban đầu và người bệnh sẽ ngồi chờ kết quả theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

 

Đo điện tim hay điện tâm đồ (ECG) là gì?

Đo điện tim hay điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) là một trong những phương pháp không xâm lấn nhanh nhất và đơn giản nhất được sử dụng để theo dõi, đánh giá hoạt động điện của tim, là phương pháp cận lâm sàng phổ biến và nhanh chóng giúp chẩn đoán những cơn đau tim, rối loạn nhịp tim bằng cách đo hoạt động điện của tim được tạo ra khi tim co bóp.

Các xung điện kết hợp với sự co bóp của tim để giữ cho máu được lưu thông bình thường. Điện tâm đồ ghi lại những xung điện này, từ đó cho biết tần số tim (số nhát bóp của tim trong 1 phút) là bình thường, nhanh hay chậm, nhịp tim đều hay không đều, thời gian và sự biến đổi của các xung điện khi đi qua từng phần của tim. Những thay đổi trong điện tâm đồ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau.

Vị trí đo điện tim

Khi đo điện tâm đồ, các điện cực (những miếng nhỏ gắn vào da) được đặt ở những vị trí nhất định trên ngực, tay và chân. Những điện cực này được kết nối với máy điện tâm đồ bằng các dây dẫn.

Máy đo sẽ phát hiện, khuếch đại các tín hiệu xung điện từ tim và ghi lại chúng ra giấy hoặc trên máy.

Đo điện tim để làm gì?

Điện tâm đồ được thực hiện để kiểm tra tần số, nhịp tim, thời gian và sự biến đổi của các xung điện khi đi qua từng phần của tim. Kết quả ECG có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán:

  • Nhịp tim bất thường, rối loạn nhịp tim.
  • Nguyên nhân gây đau ngực, chẳng hạn như tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch vành.
  • Đánh giá các vấn đề có thể liên quan đến tim như mệt, khó thở, chóng mặt, ngất…

Nếu bạn và người thân có tiền sử bị bệnh tim, có thể cần thực hiện điện tâm đồ để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh, ngay cả khi không có triệu chứng. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị có thể xem xét sàng lọc ECG cho những người có nguy cơ thấp bị bệnh tim nói chung, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào.

Thiết bị đo điện tim

Thông thường một bản ghi điện tim chỉ theo dõi hoạt động điện của tim trong thời gian rất ngắn, nên nó có thể không phát hiện được những bất thường chỉ xảy ra thỉnh thoảng. Để ghi lại những vấn đề này, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một số thiết bị, máy đo điện tim như:

  • Đo holter điện tim (Holter monitor): Người bị nghi ngờ có bất thường về nhịp tim sẽ được đeo thiết bị này trong 24 đến 48 giờ để ghi lại liên tục hoạt động điện của tim trong khung thời gian đó.
  • Máy theo dõi tim (Event monitor): Người được đo ECG sẽ đeo thiết bị này trong một tuần hoặc lâu hơn và có thể cần nhấn nút để bắt đầu ghi lại khi cảm thấy có triệu chứng.

Đối tượng nào cần đo điện tim?

Điện tâm đồ là phương pháp không xâm lấn, an toàn, được sử dụng cho các đối tượng bao gồm:

1. Bệnh nhân có chỉ định đo điện tim

Do được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, ECG trở thành công cụ chẩn đoán giúp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch, ECG được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến bệnh tim bao gồm nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, tiếng thổi tim, chóng mặt, đau ngực, ngất xỉu, co giật, ngộ độc, huyết áp thấp và cao, hạ thân nhiệt…
  • Phát hiện tổn thương cơ tim, thiếu máu cục bộ và hiện diện của nhồi máu cơ tim trước đó.
  • Những thay đổi điện tim trong các trường hợp như đuối nước, điện giật rất có giá trị trong việc xác định các biện pháp can thiệp cần thiết.
  • ECG được sử dụng để phát hiện sự cố của máy tạo nhịp, máy khử rung, đánh giá lập trình và chức năng của máy. Từ đó, thực hiện việc phân tích các rối loạn nhịp, theo dõi việc phát nhịp một cách phù hợp ở bệnh nhân sử dụng máy khử rung và máy tạo nhịp.
  • Đánh giá rối loạn chuyển hóa. Hỗ trợ đánh giá chấn thương tim do va đập.
  • Có giá trị hỗ trợ trong việc nghiên cứu và chẩn đoán phân biệt các bệnh tim bẩm sinh.
  • Theo dõi gây mê trong phẫu thuật như là đánh giá trước phẫu thuật, theo dõi trong và sau phẫu thuật.

2. Chống chỉ định cách đo điện tim

Không có chống chỉ định tuyệt đối việc thực hiện điện tâm đồ (ECG). Tuy nhiên, có một số chống chỉ định tương đối bao gồm:

  • Bệnh nhân từ chối.
  • Dị ứng với chất kết dính dùng để gắn trên các điện cực.

Quy trình đo điện tim như thế nào?

Điện tâm đồ (ECG hay EKG) có thể được thực hiện ngay cả khi trên xe cấp cứu đối với các trường hợp khẩn cấp. Sau đây là các bước thực hiện đo điện tim bao gồm:

1. Trước khi đo điện tim

Trước khi đo điện tim, bệnh nhân có thể được yêu cầu thay áo choàng của bệnh viện. Chuyên viên y tế có thể cạo sạch lông tại khu vực sẽ đặt các miếng điện cực để chúng bám dính vào da tốt hơn. Khi bệnh nhân đã sẵn sàng, sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn khám hoặc tại giường.

2. Thực hiện cách đo điện tim

Trong quá trình đo điện tâm đồ, người bệnh sẽ được gắn tối đa 12 điện cực lên ngực, tay và chân. Dây dẫn kết nối các điện cực với một máy tính. Máy tính sẽ in ra hoặc hiển thị kết quả dưới dạng sóng. Những sóng này là tín hiệu đi qua tim ở mỗi nhát bóp.

Người bệnh có thể thở bình thường trong suốt quá trình đo điện tim. Người bệnh phải giữ yên tư thế và không nói chuyện vì cử động có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điện tâm đồ.

3. Sau khi đo điện tim

Ngoại trừ trường hợp đang gặp vấn đề về tim cần điều trị ngay lập tức sau khi được chẩn đoán bằng ECG, những bệnh nhân còn lại thường có thể trở lại các hoạt động hàng ngày sau khi đo điện tim.

4. Đọc kết quả đo tim

Kết quả đo điện tim sẽ thể hiện tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh. Bác sĩ sẽ đọc kết quả dựa vào các tín hiệu được thể hiện trên máy tính hoặc được in ra.

Một số tình trạng tim mạch được thể hiện trên kết quả như sau:

  • Tần số tim: Bạn có thể đo tần số tim bằng cách kiểm tra mạch đập, kết quả ECG có thể giúp chẩn đoán tim đập nhanh không bình thường, được gọi là tachycardia hoặc tim đập quá chậm không bình thường, gọi là bradycardia.
  • Nhịp tim là khoảng thời gian giữa mỗi nhịp đập. Đó cũng là mẫu tín hiệu giữa mỗi nhịp. Một ECG có thể chỉ ra nhịp tim không đều, gọi là loạn nhịp tim chẳng hạn như rung nhĩ (atrial fibrillation) và cuồng nhĩ (atrial flutter)…
  • Cơn đau tim: Một ECG có thể chẩn đoán một cơn đau tim hiện tại hoặc đã xảy ra trước đó. Kết quả ECG có thể giúp bác sĩ biết được vị trí tổn thương của tim.
  • Tình trạng cung cấp máu và oxy cho tim: Một ECG được thực hiện khi người bệnh đang có triệu chứng đau thắt ngực có thể giúp chuyên gia nhận biết dấu hiệu của sự giảm lưu lượng máu đến tim, có phải là nguyên nhân dẫn đến cơn đau tim hay không.
  • Thay đổi cấu trúc tim: Kết quả ECG có thể cung cấp gợi ý về phì đại tim, các tật bẩm sinh của tim và các tình trạng tim mạch khác.

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH - SIÊU ÂM - ĐIỆN TIM
Siêu âm Doppler bụng tổng quát                           180,000
Siêu âm Doppler tuyến giáp                           160,000
Siêu âm Doppler tuyến vú                           180,000
Siêu âm Doppler tuyến mang tai                           160,000
Siêu âm Doppler hạch vùng cổ                           160,000
Siêu âm Doppler phần mềm                           160,000
Siêu âm màng phổi                           160,000
Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường bụng                           180,000
Siêu âm phụ khoa đầu dò âm đạo                           200,000
Siêu âm Doppler tim, van tim                           250,000
Siêu âm động mạch cảnh 2 bên                           220,000
Siêu âm động mạch thận                           220,000
Siêu âm mạch máu chi trên                           250,000
Siêu âm mạch máu chi dưới 2 bên                           250,000
Siêu âm Doppler tinh hoàn                           200,000
Siêu âm thai nhỏ ngã bụng                           180,000
Siêu âm thai nhỏ ngã âm đạo                           200,000
Siêu âm thai độ mờ da gáy (11w-13w6d)                           200,000
Siêu âm thai nhi trong 3 tháng đầu                           200,000
Siêu âm thai nhi trong 3 tháng giữa                           200,000
Siêu âm thai nhi trong 3 tháng cuối                           200,000
Siêu âm thai 4D/5D                           300,000
Đo điện tim (ECG)                             60,000





Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa MEDALAB

Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123

Website: www.medalab.vn

Email: [email protected]

Nội dung đang cập nhật

Hệ Thống Cơ Sở Vật Chất

Sở hữu hệ thống trang thiết bị cao cấp, hàng đầu thế giới trong chẩn đoán và điều trị.
Hệ thống máy móc được vận hành và kiểm duyệt bởi Bác sĩ, KTV có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Xét Nghiệm và chuyên môn cao trong nghề.

Khách hàng nói về chúng tôi

Chất lượng dịch vụ xét nghiệm rất tốt. Nhanh chóng tiện lợi và chi phí thù hợp. Tôi đã sử dụng dịch vụ MEDALAB để chăm sóc sức khoẻ của cán bộ và nhân viên công ty định kỳ.
Anh. Trần Ngọc Huy

Anh. Trần Ngọc Huy

Lập trình viên
Nhân viên lấy máu tại nhà rất chuyên nghiệp và nhanh chóng. Tôi cũng nhận được kết quả xét nghiệm chính xác giúp tôi trị được đúng bệnh. Tôi sẽ tin tưởng và sử dụng dịch vụ của các bạn.
Cô. Ngọc Lan

Cô. Ngọc Lan

Nội trợ
Mình sử dụng dịch vụ khám bệnh và xét nghiệm theo yêu cầu ở trung tâm MEDALAB này và rất hài lòng. Kết quả nhanh và chính xác. Dịch vụ trung tâm nhanh, thuận tiện, chăm sóc hướng dẫn khách hàng tận tình. Chắc chắn sẽ giới thiệu người thân và quay lại khi có nhu cầu.
Trang Pham

Trang Pham

Phòng khám mới, sạch đẹp. Đội ngũ y bác sỹ nhiệt tình, tận tâm. Mình và người nhà rất hài lòng nhé! Thả tim cho phòng khám phát huy hơn nữa nhé!
Phượng Phạm

Phượng Phạm

Rất hài lòng với dịch vụ của trung tâm, sạch sẽ, thân thiện và chuyên nghiệp. Mình sẽ giới thiệu người thân đến đây ❤️
Anh Nguyễn Thị Kim

Anh Nguyễn Thị Kim

Chu đáo, tận tình, kết quả nhanh...Một nơi đáng tin cậy để sức khỏe của bạn được chăm sóc tốt nhất.
pham hue

pham hue

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA MEDALAB

Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123
Website: www.medalab.vn

Kết nối với Medalab

  • Hotline/Zalo: 0902.20.7989 - MEDALAB
  • Sales: 0933.14.8988 - Mr.Xuân
  • Laboratory: [email protected]
@Copyright 2024
@Bản quyền thuộc về Medalab | Cung cấp bởi SOPRO