Xét nghiệm thiếu máu giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý thiếu máu, từ đó đề ra phương hướng chữa trị phù hợp cho người bệnh. Vậy cần những xét nghiệm gì để biết thiếu máu? Nên hiểu kết quả trong giấy xét nghiệm thiếu máu như thế nào?
Trước khi đi tìm hiểu xét nghiệm gì để biết thiếu máu, chúng ta cần nắm một số thông tin tổng quan về căn bệnh thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ huyết sắc tố có trong hồng cầu nằm ở định mức thấp hơn so với bình thường. Cụ thể, người bệnh thiếu máu thường có chỉ số mức huyết sắc tố dưới 120 g/L.
Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy ở phổi đến các mô, cơ quan trong cơ thể. Sau đó, hồng cầu vận chuyển carbon dioxide cùng với chất thải quay ngược trở lại phổi để đào thải ra bên ngoài. Huyết sắc tố (hemoglobin) là một loại protein chứa nhiều sắt có trong hồng cầu, đảm nhiệm chức năng gắn kết và vận chuyển những phân tử oxy.
Hemoglobin được sản xuất bởi tủy xương. Khi cơ thể không có đủ hàm lượng sắt cần thiết thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hemoglobin. Vào lúc này, hồng cầu có xu hướng nhỏ và nhạt màu hơn so với bình thường. Điều này sẽ dẫn đến việc hồng cầu không cung cấp đủ hàm lượng oxy cần thiết cho các mô và cơ quan trong cơ thể.
Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm thiếu máu có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh thực hiện:
1. Tổng phân tích tế bào máu
Tổng phân tích tế bào máu (tổng phân tích tế bào máu ngoại vi hay xét nghiệm công thức máu toàn bộ – CBC) là phương pháp xét nghiệm cơ bản, đơn giản, cho phép bác sĩ xác định những thành phần của máu, làm cơ sở để tìm kiếm tác nhân gây ra căn bệnh thiếu máu. Tổng phân tích tế bào máu thường là xét nghiệm đầu tiên được áp dụng để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thiếu máu. Đây là hình thức xét nghiệm máu tiêu chuẩn, sử dụng mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch
Kết quả tổng phân tích tế bào máu giúp bác sĩ kiểm tra xem cơ thể người bệnh có đang mắc chứng thiếu máu hay không. Tổng phân tích tế bào máu đưa ra những thông tin cụ thể về các chỉ số như: số lượng hồng cầu (RBC), số lượng bạch cầu (WBC), số lượng tiểu cầu (PLT), thể tích trung bình hồng cầu (MCV), tỷ lệ thể tích hồng cầu trong máu (HCT), lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH), hàm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC), nồng độ huyết sắc tố (HB) – tiêu chuẩn trong việc xác định căn bệnh thiếu máu cũng như mức độ thiếu máu.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các xét nghiệm máu cũng giúp đánh giá được nguy cơ bị rối loạn đông máu, bị các căn bệnh nhiễm trùng, phát hiện những bệnh lý khác như suy tủy, ung thư máu… từ giai đoạn sớm.
2. Xét nghiệm định lượng Ferritin
Ferritin là một loại protein phản ánh lượng sắt đang được lưu trữ trong tế bào. Chỉ số định lượng Ferritin giảm cho thấy người bệnh đang bị thiếu máu, gặp tình trạng giảm dự trữ sắt. Ngược lại, Ferritin tăng cao cho thấy người bệnh có nguy cơ bị thừa sắt hoặc gặp bệnh lý tan máu.
3. Xét nghiệm sắt huyết thanh
Xét nghiệm sắt huyết thanh cũng là đáp án cho câu hỏi xét nghiệm gì để biết thiếu máu. Chỉ số sắt huyết thanh đo lượng sắt lưu chuyển bên trong máu, kết quả này có thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống, việc sử dụng thuốc uống bù sắt. Chỉ số sắt huyết thanh sụt giảm dẫn đến tình trạng giảm cung cấp sắt cho việc tạo máu, gây thiếu máu do thiếu sắt. Chỉ số sắt huyết thanh giảm là cơ sở để chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc những bệnh lý mạn tính khác. Chứng tan máu, hội chứng quá tải sắt làm chỉ số sắt huyết thanh gia tăng.
4. Xét nghiệm định lượng Folate và vitamin B12
Xét nghiệm định lượng Folate (axit folic) và vitamin B12 giúp xác định tác nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu. Nếu cơ thể bị thiếu hụt hai vi chất này sẽ dẫn đến chứng thiếu máu hồng cầu to, rối loạn thần kinh, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ và thai nhi.
5. Xét nghiệm gen Thalassemia
Xét nghiệm gen Thalassemia cũng góp phần giải đáp cho thắc mắc xét nghiệm gì để biết thiếu máu. Xét nghiệm gen Thalassemia giúp xác định xem người bệnh có mang gen alpha hay beta Thalassemia hay không. Các đột biến trên gene alpha hoặc beta globin là tác nhân gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chuỗi globin, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về tình trạng bệnh, quá trình theo dõi và chăm sóc bệnh nhân, các vấn đề liên quan di truyền và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
6. Soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột
Một vài loại ký sinh trùng sống trong cơ thể người hút dưỡng chất để duy trì sự sống, tác động đến sức khỏe người bệnh. Những loại ký sinh trùng này thường là giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc, sán lá gan… Xét nghiệm soi phân giúp phát hiện ký sinh trùng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, từ đó bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp.
7. Điện di Hemoglobin
Điện di Hemoglobin (điện di huyết sắc tố) là kỹ thuật được thực hiện để đánh giá chuỗi axit amin hemoglobin. Thông qua kỹ thuật điện di Hemoglobin, bác sĩ có thể sàng lọc, chẩn đoán những căn bệnh về bất thường về huyết sắc tố. Bác sĩ thường chỉ định áp dụng kỹ thuật điện di Hemoglobin trong một số trường hợp như:
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh làm kỹ thuật nội soi đường tiêu hóa để đánh giá chứng mất máu do xuất huyết đường tiêu hóa. Với phụ nữ, nếu có tình trạng rong huyết, rong kinh… thì cần được khám chuyên khoa sản.
Chúng ta đã biết xét nghiệm gì để biết thiếu máu, vậy cách hiểu kết quả xét nghiệm thiếu máu như thế nào? Những yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi tác, chủng tộc, độ cao nơi người bệnh sống… có thể tác động đến phạm vi được xem là bình thường của các xét nghiệm thiếu máu. Người bệnh nên trao đổi thêm với bác sĩ về mức độ được xem là bình thường đối với cá nhân. Kết quả xét nghiệm thiếu máu cần được đọc bởi bác sĩ để đảm bảo tính chính xác.
Dưới đây là một số thông tin về kết quả xét nghiệm thiếu máu (chỉ mang tính tham khảo):
Nếu kết quả xét nghiệm máu không giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm những kỹ thuật xét nghiệm bổ sung để tìm ra nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.
Xét nghiệm Thiếu Máu tận nhà giá bao nhiêu là băn khoăn của rất nhiều khách hàng trước khi lựa chọn dịch vụ này. Medalab là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ Xét nghiệm Thiếu Máu tận nhà và là trợ lý sức khỏe cho mọi đối tượng khách hàng, tạo mối dây liên kết khách hàng tới bác sĩ và phòng khám/bệnh viện uy tín.
Tại Medalab các dịch vụ y tế luôn có mức giá niêm yết, công khai và CAM KẾT không phát sinh thêm chi phí khác. Giá gói Xét nghiệm Thiếu Máu tại nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng bệnh nhân cần thăm khám, khách hàng sử dụng gói thăm khám nào, vị trí nhà của bệnh nhân, loại xét nghiệm cần thực hiện giá dao động từ ... VNĐ tùy đối tượng, nhu cầu khám cơ bản hay chuyên sâu của khách hàng.
Hiện nay, Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medalab đã và đang xây dựng nhiều gói gói xét nghiệm sức khỏe tại nhà phù hợp trong đó có Dịch Vụ Xét nghiệm Thiếu Máu Tận Nhà với nhu cầu của nhiều người dân. Tại đây luôn muốn đem lại sức khỏe cũng như những trải nghiệm dịch vụ y tế tốt nhất cho khách hàng với nhiều tiện ích như:
Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medalab được trang bị các thiết bị và máy móc y tế hiện đại với các dịch vụ xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nhuộm mô, xét nghiệm nhiễm khuẩn, xét nghiệm siêu âm, xét nghiệm hình ảnh cho kết quả chính xác nhất.
Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123
Website: www.medalab.vn
Email: [email protected]
Lưu ý: các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.