Dịch Vụ Xét nghiệm Công Thức Máu Tại Nhà

Dịch Vụ Xét nghiệm Công Thức Máu Tại Nhà

Xét nghiệm công thức máu cung cấp các chỉ số quan trọng nhằm đánh giá sức khỏe tổng thể, chẩn đoán và phát hiện tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, vấn đề về đông máu, rối loạn hệ thống miễn dịch, đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị. Vậy xét nghiệm công thức máu có ý nghĩa gì? Khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu (xét nghiệm công thức máu toàn phần – CBC) là một xét nghiệm thường quy, được chỉ định khi người bệnh đến khám sức khỏe tổng quát hoặc định kỳ. Xét nghiệm được thực hiện với mục đích đo số lượng và loại tế bào trong máu, từ đó giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể.

Xét nghiệm công thức máu cung cấp những thông tin quan trọng gồm:

  • Các tế bào hồng cầu: mang oxy từ phổi đến các cơ quan của cơ thể.
  • Các tế bào bạch cầu: ngăn nhiễm trùng và các bệnh khác. Có 5 loại tế bào bạch cầu chính. Xét nghiệm này giúp đo tổng số tế bào bạch cầu trong máu.
  • Tiểu cầu: ngăn máu ngừng chảy bằng cơ chế đông máu.
  • Hemoglobin: loại protein trong hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan của cơ thể.
  • Hematocrit: đo lượng máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu.
  • Thể tích tiểu thể trung bình (MCV): đo kích thước trung bình của các tế bào hồng cầu.

Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán các tình trạng:

  • Thiếu máu: tình trạng hồng cầu không có đủ để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
  • Rối loạn tủy xương: hội chứng rối loạn sinh tủy.
  • Các rối loạn như mất bạch cầu hạt, thalassemia và thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác gây ra số lượng bạch cầu thấp bất thường hoặc số lượng bạch cầu cao.
  • Một số loại ung thư: bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
  • Tác dụng phụ của hóa trị và một số loại thuốc theo toa.
  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Xét nghiệm công thức máu để làm gì?

Xét nghiệm công thức máu là một phương pháp phổ biến, các kết quả thu được có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, xét nghiệm này được thực hiện vì những lý do sau:

  • Xem xét sức khỏe tổng thể: xét nghiệm công thức máu là một phần của khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra các tình trạng như thiếu máu hoặc bệnh bạch cầu.
  • Chẩn đoán tình trạng bệnh: xét nghiệm công thức máu giúp tìm ra nguyên nhân gây các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi, sốt, sưng, đau, bầm tím hoặc chảy máu.
  • Kiểm tra tình trạng bệnh: xét nghiệm công thức máu giúp theo dõi các tình trạng ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu.
  • Theo dõi quá trình điều trị: xét nghiệm công thức máu được sử dụng để theo dõi việc điều trị bằng các loại thuốc có ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu hay không.

Khi nào cần xét nghiệm công thức máu?

Bạn có thể phải xét nghiệm công thức máu nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Bầm tím hoặc chảy máu.
  • Mệt mỏi, chóng mặt hoặc suy nhược.
  • Sốt, buồn nôn.
  • Viêm (sưng và kích ứng) ở bất cứ đâu trên cơ thể.
  • Đau khớp.
  • Gặp vấn đề về nhịp tim hoặc huyết áp.

Quy trình xét nghiệm công thức máu

1. Chuẩn bị

Nếu được bác sĩ chỉ định xét nghiệm công thức máu, bạn có thể ăn uống bình thường trước khi xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu mẫu máu cũng được sử dụng cho các xét nghiệm máu khác như miễn dịch hoặc sinh hóa, bạn có thể phải nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 8 tiếng) trước khi xét nghiệm. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Các bước thực hiện

  • Điều dưỡng tiến hành sát trùng vùng da ở cánh tay hoặc cổ tay.
  • Đâm kim ở tĩnh mạch cánh tay, thường là nếp gấp khuỷu tay và lấy khoảng 2ml máu, bạn có thể thấy châm chích một chút. Ở trẻ sơ sinh, điều dưỡng thường đâm kim vào gót chân của bé.
  • Mẫu máu sau khi được rút ra sẽ được đựng trong một ống.
  • Tiến hành ép và băng vết thương. Sau đó gửi máu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra, phân tích.

Ý nghĩa 18 chỉ số kết quả xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là một phần của khám sức khỏe định kỳ. Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ người bệnh thiếu máu, nhiễm trùng, dị ứng hoặc rối loạn chảy máu. Đồng thời được chỉ định trước phẫu thuật và trong điều trị ung thư.

Các thông số xét nghiệm chủ yếu là số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin, thể tích hồng cầu cùng các chỉ số tế bào hồng cầu. Dưới đây là ý nghĩa của 18 chỉ số kết quả xét nghiệm công thức máu:

Chỉ số Ý nghĩa Chỉ số bình thường Lưu ý
RBC Số lượng tế bào hồng cầu có trong 1 đơn vị máu toàn phần – Nam: 4,5 – 5,8 T/L

 

– Nữ: 3,9 – 5,2 T/L

  • Chỉ số tăng trong những trường hợp như: máu cô đặc, đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài.
  • Chỉ số giảm khi cơ thế thiếu máu, mất máu hoặc suy tủy…
HGB Lượng huyết sắc tố (HST) có trong 1 đơn vị máu toàn phần – Nam: 130 – 180 g/L

 

– Nữ: 120 – 165 g/L

  • Chỉ số HST < 80 g/L: cân nhắc truyền máu.
  • Chỉ số HST < 70 g/L: cần truyền máu.
  • Chỉ số HST < 60 g/L: truyền máu cấp cứu.
HCT Thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần – Nam 0,39 – 0,49 L/L

 

– Nữ: 0,33 – 0,43 L/L

  • Chỉ số tăng ở các trường hợp: thiếu oxy mạn tính, rối loạn dị ứng, máu cô đặc, lưu lượng máu giảm.
  • Chỉ số giảm khi: mất máu, thiếu máu, máu loãng…
MCV Thể tích trung bình hồng cầu 85 – 95 fL
  • Chỉ số tăng khi thiếu vitamin B12 hoặc acid folic, nghiện rượu, suy tuyến giáp…
  • Chỉ số giảm khi: mắc thalassemia, suy thận mạn, nhiễm độc chì…
MCH Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu 28 – 32 pg
  • Tăng khi cơ thể thiếu máu, bệnh hồng cầu hình cầu di truyền…
  • Giảm khi cơ thể thiếu sắt.
MCHC Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu 320 – 360 g/L
  • Tăng khi cơ thể mất nước ưu trương…
  • Giảm khi cơ thể thiếu vitamin B12, nghiện rượu…
RDW Dải hoặc độ rộng phân bố kích thước hồng cầu 11% – 15%
  • RDW và MCV tăng: thiếu hụt vitamin B12, folate; bệnh bạch cầu lympho mạn.
  • RDW tăng và MCV bình thường: nguy cơ thiếu sắt, thiếu hụt vitamin B12, thiếu máu do bệnh globin.
  • RDW tăng và MCV giảm: thiếu sắt, bệnh thalassemia.
WBC Số lượng bạch cầu 4 – 10 G/L
  • Chỉ số tăng ở các trường hợp: viêm, nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu…
  • Chỉ số giảm ở các trường hợp: suy tủy, dị ứng, nhiễm virus…
NEU Bạch cầu hạt trung tính 43% – 76 %

 

hoặc 2 – 8 G/L

  • Chỉ số tăng: viêm phổi, áp xe, stress, bệnh bạch cầu dòng tủy…
  • Chỉ số giảm: sốt rét, suy tủy, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch…
EO Bạch cầu hạt ưa Acid 2% – 4%

 

hoặc 0,1 – 0,7 G/L

  • Chỉ số tăng: dị ứng, mắc bệnh về máu…
  • Chỉ số giảm: nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc corticoid…
BASO Bạch cầu hạt ưa Base 0% – 1%

 

hoặc 0.01 – 0,25 G/L

  • Chỉ số tăng: tăng sinh tủy, rối loạn dị ứng…
  • Chỉ số giảm: các phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn…
LYM Bạch cầu Lympho 17% – 48%

 

hoặc 1 – 5 G/L

  • Chỉ số tăng: bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính, suy thượng thận…
  • Chỉ số giảm: nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc corticoid…
MONO Bạch cầu mono 4% – 8%

 

hoặc 0,2 – 1,5 G/L

  • Chỉ số tăng: nhiễm ký sinh trùng, viêm ruột, u lympho, u tủy…
  • Chỉ số giảm: bệnh bạch cầu dòng lympho…
PLT Số lượng tiểu cầu có trong 1 đơn vị máu toàn phần 150 – 400 G/L
  • Chỉ số tăng: dị ứng, ung thư…
  • Chỉ số giảm: xơ gan, bệnh giảm tiểu cầu…
MPV Đánh giá thể tích trung bình tiểu cầu trong mẫu máu. 5 – 8 fL
  • Chỉ số tăng: bệnh tim mạch, tiểu đường, nhiễm độc do tuyến giáp…
  • Chỉ số giảm: hóa trị, lupus ban đỏ…
PCT Thể tích khối tiểu cầu 0,016 – 0,036 L/L
  • Chỉ số tăng: ung thư đại trực tràng…
  • Chỉ số giảm: nhiễm nội độc tố…
PDW Dải hoặc độ phân bố kích thước tiểu cầu 11% – 15%
  • Chỉ số tăng: bệnh hồng cầu hình liềm…
  • Chỉ số giảm: nghiện rượu…
P-LCR Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn hơn 12 fL 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L P-LCR tăng liên quan đến các tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim.

Lưu ý trước và sau khi phân tích công thức máu

Dưới đây là một số lưu ý trước và sau khi phân tích công thức máu để cho kết quả chính xác:

1. Trước khi phân tích công thức máu

  • Hướng dẫn người bệnh ăn uống để tránh làm ảnh hưởng đến đường huyết hoặc nồng độ chất béo trong máu.
  • Điều dưỡng lấy mẫu phải được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện quy trình chính xác.
  • Dụng cụ lấy mẫu đảm bảo vô khuẩn.
  • Trang thiết bị phân tích máu hiện đại, sản xuất tại các nước Âu-Mỹ, được bảo dưỡng đúng cách và hoạt động hiệu quả.

2. Sau khi phân tích công thức máu

  • Kiểm tra và đảm bảo mẫu máu không bị hỏng hoặc nhiễm khuẩn trong quá trình lấy mẫu.
  • Kiểm tra liều lượng mẫu có đủ để phân tích hay không.
  • So sánh kết quả với giới hạn tham chiếu. Trường hợp có sự chênh lệch lớn, cần kiểm tra lại quy trình phân tích và thông báo cho bác sĩ hoặc người bệnh.
  • Tuân thủ các quy tắc bảo quản mẫu máu theo yêu cầu của phòng xét nghiệm.

Dịch Vụ Xét nghiệm Công Thức Máu Tận Nhà giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Công Thức Máu tận nhà giá bao nhiêu là băn khoăn của rất nhiều khách hàng trước khi lựa chọn dịch vụ này. Medalab là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ Xét nghiệm Công Thức Máu tận nhà và là trợ lý sức khỏe cho mọi đối tượng khách hàng, tạo mối dây liên kết khách hàng tới bác sĩ và phòng khám/bệnh viện uy tín.

Tại Medalab các dịch vụ y tế luôn có mức giá niêm yết, công khai và CAM KẾT không phát sinh thêm chi phí khác. Giá gói Xét nghiệm Công Thức Máu tại nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng bệnh nhân cần thăm khám, khách hàng sử dụng gói thăm khám nào, vị trí nhà của bệnh nhân, loại xét nghiệm cần thực hiện giá dao động từ ... VNĐ tùy đối tượng, nhu cầu khám cơ bản hay chuyên sâu của khách hàng.

Trung Tâm Cung Cấp Dịch Vụ Xét nghiệm Công Thức Máu Tận Nhà

Hiện nay, Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medalab đã và đang xây dựng nhiều gói gói xét nghiệm sức khỏe tại nhà phù hợp trong đó có Dịch Vụ Xét nghiệm Công Thức Máu Tận Nhà với nhu cầu của nhiều người dân. Tại đây luôn muốn đem lại sức khỏe cũng như những trải nghiệm dịch vụ y tế tốt nhất cho khách hàng với nhiều tiện ích như:

Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medalab được trang bị các thiết bị và máy móc y tế hiện đại với các dịch vụ xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nhuộm mô, xét nghiệm nhiễm khuẩn, xét nghiệm siêu âm, xét nghiệm hình ảnh cho kết quả chính xác nhất.

Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123

Website: www.medalab.vn

Email: [email protected]

Lưu ý: các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA MEDALAB

Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123
Website: www.medalab.vn

Kết nối với Medalab

  • Hotline/Zalo: 0902.20.7989 - MEDALAB
  • Sales: 0933.14.8988 - Mr.Xuân
  • Laboratory: [email protected]
@Copyright 2024
@Bản quyền thuộc về Medalab | Cung cấp bởi SOPRO