Dịch Vụ Xét nghiệm Thiếu Sắt Tại Nhà

Dịch Vụ Xét nghiệm Thiếu Sắt Tại Nhà

Thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân chính gây nên khoảng 1.000.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Đặc biệt, ba phần tư tổng số ca tử vong này thường xảy ra ở Châu Phi và Đông Nam Á – trong đó có Việt Nam. Vậy, làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt để ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả?

Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng mật độ hồng cầu trong máu suy giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn do cơ thể không duy trì đủ trữ lượng sắt cần thiết để tiếp tục sản xuất và tái tạo hồng cầu. Trong khi đó, hồng cầu lại có chức năng vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Vì thế, bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi, sa sút trí lực, cần được thăm khám và điều trị để bổ sung sắt kịp thời.

Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh thiếu máu thiếu sắt. Hiểu rõ về các nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt sẽ giúp bạn có chiến lược phòng bệnh tốt hơn. Cụ thể:

1. Chế độ ăn không đủ sắt

Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được sắt mà chỉ có thể hấp thụ sắt từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Do đó, khi chế độ ăn của bạn quá ít chất sắt, không cung cấp đủ lượng sắt mà cơ thể cần thì bạn hoàn toàn có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt.

2. Thiếu máu do rối loạn hấp thụ sắt

Thông thường, sắt sẽ được hấp thụ qua ruột non và đưa vào máu. Do đó, nếu bạn mắc các chứng bệnh rối loạn đường ruột như bệnh viêm thành ruột mãn tính (crohn), bệnh viêm ruột kết, bệnh tự miễn đường ruột,… thì khả năng hấp thụ sắt sẽ bị ảnh hưởng, gây nên chứng thiếu máu thiếu sắt.

3. Tăng nhu cầu về chất sắt

Những đối tượng đặc biệt như trẻ em đang tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai đều có nhu cầu rất cao về chất sắt. Trẻ em tuổi dậy thì cần nhiều sắt để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể phát triển. Trong khi đó, mẹ bầu cần lượng sắt dự trữ lớn hơn để cung cấp huyết sắc tố cho thai nhi tăng trưởng toàn diện. Chính vì nhu cầu sắt quá cao nên bất kỳ lúc nào không được bổ sung đầy đủ chất sắt, trẻ em và phụ nữ mang thai đều có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt.

4. Thiếu máu thiếu sắt do mất máu

Trong máu có chứa hàng tỷ tế bào hồng cầu – loại tế bào có huyết sắc tố hemoglobin chứa chất sắt. Do đó, khi bạn bị mất máu, cơ thể sẽ bị “thất thoát” chất sắt, dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Thông thường, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nếu bị rong kinh lâu sẽ có nguy cơ bị thiếu sắt do mất máu. Ngoài ra, quá trình mất máu do các bệnh viêm loét dạ dày, ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng cũng có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

5. Do mắc một số bệnh lý

Có nhiều nhóm bệnh lý khác nhau góp phần gây nên bệnh thiếu máu thiếu sắt. Trong đó bao gồm:

  • Bệnh lý gây rối loạn máu: Bao gồm bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh (thalassemia), bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia), bệnh bạch cầu (ung thư máu),…
  • Bệnh lý gây rối loạn tiêu hóa: Bao gồm bệnh viêm đại tràng, bệnh loét dạ dày, ung thư đường tiêu hóa, cắt bỏ dạ dày, ruột thừa, hoặc các bệnh gây xuất huyết đường tiêu hóa,… có thể làm giảm hấp thu sắt từ thức ăn, dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.
  • Bệnh lý khác: Bao gồm bệnh lạc nội mạc tử cung, bệnh suy thận, suy tim sung huyết, bệnh ung thư hay bệnh béo phì đều khiến bạn dễ bị thiếu máu thiếu sắt.

6. Thiếu máu thiếu sắt vì nguyên nhân di truyền

Một số bệnh lý di truyền liên quan đến khả năng hấp thu sắt hoặc chuyển hóa sắt trong cơ thể cũng góp phần gây nên bệnh thiếu máu thiếu sắt. Ví dụ, bệnh bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh (thalassemia) và bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia) là những bệnh di truyền hiếm gặp gây rối loạn việc sản xuất hồng cầu, dẫn đến thiếu máu và có thể góp phần làm giảm khả năng hấp thu sắt.

Ngoài ra, bệnh thừa sắt (hemochromatosis) – một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến cơ thể tăng hấp thu và lắng đọng sắt quá mức, làm rối loạn chức năng phổi, tuyến tụy, gan,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu thiếu sắt.

Ai dễ bị thiếu máu thiếu sắt?

Thiếu máu thiếu sắt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng những đối tượng sau dễ có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao hơn người bình thường, đó là:

  • Phụ nữ: Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ bị mất máu khá nhiều dẫn đến nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt. Trong thai kỳ, nhu cầu sắt của mẹ tăng cao để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện, khiến mẹ rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt nếu không được ăn uống đủ chất.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt vì cơ thể của họ đang phát triển nhanh, đòi hỏi nhiều chất sắt để sản xuất hồng cầu mới, hỗ trợ cho việc phát triển thể chất và não bộ. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu hóa của trẻ nhỏ cũng chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến khả năng hấp thu sắt kém và có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Trẻ em và thanh thiếu niên cũng cần nhiều sắt để hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì. Do đó, nếu không được cung cấp đủ sắt từ dinh dưỡng, thì trẻ em và thanh thiếu niên rất dễ dàng bị thiếu máu thiếu sắt.
  • Người ăn chay: Nguồn sắt trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật – thường được là sắt heme, có khả năng được cơ thể hấp thụ cao hơn gấp 10 lần so với các loại sắt non-heme đến từ thực vật. Do đó, nhóm người ăn chay có xu hướng bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn những người có chế độ ăn bình thường.
  • Những người thường xuyên hiến máu: Hiến máu định kỳ có thể giúp thúc đẩy quá trình tái tạo máu. Tuy nhiên, nếu bạn hiến máu quá thường xuyên mà máu không kịp tái tạo sẽ khiến nguồn dự trữ sắt cạn kiệt, gây thiếu máu thiếu sắt.
  • Người cao tuổi: Bước qua độ tuổi 65, tiến trình lão hóa dần khiến cho khả năng tái tạo hồng cầu và hấp thụ sắt trên cơ thể người già bị suy yếu, làm tăng nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt.
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Một số loại bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, rối loạn tự miễn đường ruột, rối loạn tủy xương…đều gây rối loạn khả năng sản xuất máu hoặc hấp thụ sắt của cơ thể, dẫn đến bệnh thiếu máu thiếu sắt.

Dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt

Để nhận biết sớm tình trạng bệnh, chúng ta có thể căn cứ vào những dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt sau:

  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của thiếu máu do thiếu sắt. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức ngay cả khi ngồi im hoặc chuyển động nhẹ nhàng như đi vệ sinh, đi uống nước hoặc làm chuyện bếp núc;
  • Đau đầu và ảo giác: Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra các cơn đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn;
  • Khó thở: Thiếu máu thiếu sắt có thể làm cho bạn cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi bạn thực hiện hoạt động nặng. Ngược lại, khi ngồi im, bạn thường hay ngáp liên tục do bị thiếu oxy não.
  • Da và niêm mạc nhợt nhạt: Thiếu máu do thiếu sắt có thể làm cho da và niêm mạc miệng trông nhợt nhạt hơn so với bình thường.;
  • Rối loạn tâm lý: Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra tình trạng rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo lắng và khó tập trung;
  • Rối loạn dinh dưỡng: Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, bao gồm các dấu hiệu như trẻ biếng ăn, thấp lùn, còi cọc, chậm lớn, chững cân,… so với bạn bè đồng trang lứa.

Các triệu chứng kể trên sẽ biểu hiện từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ và thời gian ủ bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt có thể ngày càng trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán và xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt

Để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hồng cầu, hemoglobin, sắt và ferritin (một protein lưu trữ sắt) trong máu.

1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Đây được xem là loại xét nghiệm cơ bản nhất, thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện đầu tiên bởi thông qua xét nghiệm CBC, các bác sĩ có thể biết được 5 chỉ số quan trọng sau:

  • Nồng độ tế bào hồng cầu (RBCs);
  • Nồng độ tế bào bạch cầu (WBC);
  • Nồng độ tiểu cầu (PLT);
  • Nồng độ huyết sắc tố (thường ở mức 12.0 – 15.5 g/dL đối với nữ và 13.5 – 17.5 g/dL đối với nam giới);
  • Nồng độ Hematocrit – hay còn gọi là phần trăm thể tích máu được tạo thành từ hồng cầu. Thông thường, phạm vi hematocrit bình thường ở nữ giới là 34.9 – 44.5% và nam giới thường là 38.8 – 50%.

Nếu xét nghiệm CBC cho thấy nồng độ hematocrit và hemoglobin (huyết sắc tố) thấp hơn bình thường thì có thể xác định được là bạn đã mắc bệnh thiếu máu.

2. Các xét nghiệm về sắt

  • Xét nghiệm sắt huyết thanh: là xét nghiệm đo lượng sắt trong máu để kiểm tra người bệnh có thiếu sắt hay không.
  • Xét nghiệm kiểm tra nồng độ Ferritin: Là loại xét nghiệm được sử dụng để đo lường hàm lượng protein giúp dự trữ sắt cho cơ thể. Nếu nồng độ ferritin thấp, nghĩa là hàm lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn còn rất ít, dễ gây thiếu máu thiếu sắt.

Nếu trong kết quả xét nghiệm CBC, MCV < 85 fl, MCHC 320 g/L, MCH < 28 pg, đồng thời Sắt huyết thanh giảm, Ferritin giảm có thể kết luận thiếu máu do thiếu sắt.

3. Các xét nghiệm khác

Bên cạnh các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn tiến hành thêm một số thủ tục y khoa khác để loại trừ các nguyên nhân khác của thiếu máu hay tầm soát nguyên nhân gây thiếu máu, bao gồm:

  • Kiểm tra máu qua kính hiển vi: Thường được sử dụng như một thủ thuật bổ sung để chẩn đoán bệnh thiếu máu thiếu sắt. Kiểm tra máu qua kính hiển vi giúp xác định kích thước và màu sắc của hồng cầu rõ ràng hơn. Nếu hồng cầu có màu nhạt hơn thông thường, điều đó cho thấy cơ thể đang bị thiếu sắt.
  • Xét nghiệm vi chất: Xét nghiệm vitamin B12, axit folic,…
  • Xét nghiệm nhiễm trùng hoặc ký sinh: Kí sinh trùng máu, các loại giun ký sinh trong đường ruột,…
  • Xét nghiệm tầm soát chảy máu trong: Thường là xét nghiệm tìm chất ẩn trong phân để kiểm tra xem bạn có bị chảy máu trong ruột hay không.
  • Xét nghiệm EDG: Thường được gọi là phương pháp nội soi đường tiêu hóa để kiểm tra niêm mạc thực quản, phần trên của ruột non và dạ dày, xem bạn có bị viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa hay không.

Thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu thiếu sắt rất nguy hiểm bởi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh do nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim và phổi như chứng rối loạn nhịp tim, suy tim và viêm đường hô hấp;
  • Đối với phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai, chậm lớn.
  • Trẻ em có thể bị thấp lùn, còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng, sa sút trí tuệ và đánh mất hạnh phúc trong tương lai;
  • Nếu người bị thiếu máu do thiếu sắt còn đang mắc các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, thấp khớp, bệnh tim mạch,… thì tình trạng thiếu máu sẽ khiến các bệnh mãn tính phát triển theo hướng tồi tệ hơn và làm cho các phương pháp điều trị hiện tại đều kém hiệu quả.

Điều trị thiếu máu thiếu sắt

Để điều trị thiếu máu thiếu sắt các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau:

  • Uống thuốc sắt: Thuốc sắt giúp tăng hàm lượng sắt trong cơ thể và được xem là phương pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt phổ biến nhất. Thông thường bệnh nhân sẽ duy trì uống thuốc sắt cho người bệnh thiếu máu đều đặn theo liều lượng nhất định trong khoảng 3 – 6 tháng. Tùy thuộc vào mức độ thiếu sắt mà tốc độ khôi phục và thời gian sử dụng có thể lâu hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng chứa nhiều thực phẩm giàu chất sắt là “liều thuốc” tự nhiên an toàn và hiệu quả giúp bạn “đánh bay” căn bệnh thiếu máu do thiếu sắt mà không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào thuốc.
  • Sử dụng thuốc kê đơn: Một số loại thuốc kê đơn như Erythropoietin (EPO) hay Darbepoetin alfa có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt. Đây đều là các loại thuốc chứa Erythropoietin – một một loại hormone tự nhiên được sản xuất ở thận có tác dụng kích thích tạo ra hồng cầu trong tủy xương.
  • Truyền máu qua tĩnh mạch: Phương pháp này làm gia tăng cấp tốc lượng máu và sắt trong cơ thể nên chỉ được áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp, khi bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng do chấn thương hoặc tai nạn gây đe dọa đến tính mạng;
  • Phẫu thuật: Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp bị thiếu máu thiếu sắt do chảy máu bên trong niêm mạc chẳng hạn như xuất huyết phổi, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày hay viêm loét ruột.

Thiếu máu do thiếu sắt có thể ngăn ngừa được không?

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng cách:

  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày;
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt và vitamin C trong mỗi bữa ăn để tăng cường hấp thụ chất sắt, chẳng hạn như ổi, cam, chanh, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, dứa, cà chua, hồng xiêm, táo, nho,…
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm như trà, cà phê và rượu khiến bạn khó hấp thụ chất sắt hơn.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit phylic như ngũ cốc nguyên hạt vì chúng có khả năng ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt từ thuốc và các loại thực phẩm khác.

Người bị thiếu máu thiếu sắt ăn gì, uống gì?

Nếu bạn chưa biết “người bị thiếu máu thiếu sắt ăn gì và uống gì” thì hãy tham khảo danh sách một số loại thực phẩm giàu sắt dưới đây:

  • Thịt đỏ: Gồm thịt bò, thịt heo, thịt gà, gan động vật, lòng đỏ trứng,…;
  • Hải sản: Gồm sò điệp, tôm, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,…;
  • Rau xanh: Gồm cải bó xôi, xá lách xoong, rau dền, rau ngót, rau muống, cải ngọt, cải thìa, cải xoăn,…
  • Trái cây: Gồm nhãn, vải, táo, mận, đào, lê, dâu tây, nho, việt quất, hồng, dưa hấu, chuối, khế,…
  • Các loại hạt: Gồm hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt chia, hạt sen, hạt bí xanh, hạt lanh, hạt mè, hạt đậu phộng,… là các loại hạt giàu sắt.
  • Các loại đậu: Gồm đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành và các sản phẩm từ đậu như đậu tương, đậu hũ, sữa đậu nành cũng là các nguồn thực phẩm giàu sắt.

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt thì thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt không thể thiếu các thực phẩm hỗ trợ hấp thu sắt như:

  • Các loại rau củ chứa nhiều vitamin C: Ớt chuông, cà rốt, cà chua,…
  • Các loại trái cây giàu vitamin C: Ổi, cam, chanh, bưởi, dâu tây, kiwi,…

Nhìn chung, lượng sắt mà cơ thể cần hấp thu có thể đến từ nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật hoặc thực vật khác nhau. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt cho người thiếu máu với hàm lượng bao nhiêu để tránh bị ngộ độc còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và giới tính của từng bệnh nhân. Do đó, để có chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt vừa an toàn vừa hiệu quả, bạn hãy tham khảo thêm khuyến nghị từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Dịch Vụ Xét nghiệm Thiếu Sắt Tận Nhà giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Thiếu Sắt tận nhà giá bao nhiêu là băn khoăn của rất nhiều khách hàng trước khi lựa chọn dịch vụ này. Medalab là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ Xét nghiệm Thiếu Sắt tận nhà và là trợ lý sức khỏe cho mọi đối tượng khách hàng, tạo mối dây liên kết khách hàng tới bác sĩ và phòng khám/bệnh viện uy tín.

Tại Medalab các dịch vụ y tế luôn có mức giá niêm yết, công khai và CAM KẾT không phát sinh thêm chi phí khác. Giá gói Xét nghiệm Thiếu Sắt tại nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng bệnh nhân cần thăm khám, khách hàng sử dụng gói thăm khám nào, vị trí nhà của bệnh nhân, loại xét nghiệm cần thực hiện giá dao động từ ... VNĐ tùy đối tượng, nhu cầu khám cơ bản hay chuyên sâu của khách hàng.

Trung Tâm Cung Cấp Dịch Vụ Xét nghiệm PCT Tận Nhà

Hiện nay, Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medalab đã và đang xây dựng nhiều gói gói xét nghiệm sức khỏe tại nhà phù hợp trong đó có Dịch Vụ Xét nghiệm Thiếu Sắt Tận Nhà với nhu cầu của nhiều người dân. Tại đây luôn muốn đem lại sức khỏe cũng như những trải nghiệm dịch vụ y tế tốt nhất cho khách hàng với nhiều tiện ích như:

Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Medalab được trang bị các thiết bị và máy móc y tế hiện đại với các dịch vụ xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nhuộm mô, xét nghiệm nhiễm khuẩn, xét nghiệm siêu âm, xét nghiệm hình ảnh cho kết quả chính xác nhất.

Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123

Website: www.medalab.vn

Email: [email protected]

Lưu ý: các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA MEDALAB

Địa chỉ: 35 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902.20.79.89 - 0833.17.0123
Website: www.medalab.vn

Kết nối với Medalab

  • Hotline/Zalo: 0902.20.7989 - MEDALAB
  • Sales: 0933.14.8988 - Mr.Xuân
  • Laboratory: [email protected]
@Copyright 2024
@Bản quyền thuộc về Medalab | Cung cấp bởi SOPRO